Phân Biệt Chứng Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não

Chia sẻ

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là những chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng bệnh nhân hiện nay. Trên thực tế, đây là những vấn đề sức khỏe khác nhau và thiếu máu não chỉ là một trong những yếu tố dẫn đến chứng chứng rối loạn tiền đình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ và phân biệt được 2 tình trạng bệnh này để có cách can thiệp kịp thời.

Phân biệt chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Phân biệt chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào?

Rối loạn tiền đình được hiểu là một chứng bệnh xảy ra do tổn thương hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân rối loạn tiền đình là chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn/nôn. Song, bác sĩ cần chẩn đoán và xác định chính xác đâu là vị trí tổn thương để có thể đưa ra phương pháp chữa trị dứt điểm.

Theo như khảo sát, những người làm nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc chứng rối loạn tiền đình nhất bởi vì họ phải ngồi liên tục nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh và thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử với tư thế cúi đầu như máy vi tính, điện thoại thông minh. Những yếu tố này thường làm cho vùng cột sống cổ bị nhiễm lạnh hoặc thoái hóa và ảnh hưởng đến co thắt động mạch cột sống thân nền. Từ đó gây ra một số tổn thương liên quan đến hệ thần kinh nói chung.

Rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào?
Rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào?

Người ta thường chia triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ra thành 3 nhóm, tương ứng với 3 căn nguyên gây bệnh khác nhau:

  • Chóng mặt: bệnh nhân thường sẽ có cảm giác bập bênh, đầu óc quay cuồng và có ảo giác về sự di chuyển của bản thân. Do đó khi bệnh nhân đứng lên từ trạng thái nằm một cách đột ngột thì sẽ bị cảm giác hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đổ mồ hôi. Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường là do tổn thương trung tâm tiền đình hoặc dây thần kinh ngoại biên.
  • Ngất: bệnh nhân thường rơi vào trạng thái ngất hoặc mất ý thức tạm thời kèm theo những biểu hiện như buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều. Nếu người bệnh gặp những tình huống này thì có thể do lượng máu não bị giảm dẫn đến tụt huyết áp hoặc rối loạn chức năng tim.
  • Mất thăng bằng: bệnh nhân sẽ có cảm giác chao đảo như người say rượu. Thậm chí trong một số trường hợp có thể bị vấp ngã do đi đứng loạng choạng. Lý do xảy ra vấn đề này là vì mất đồng bộ trong việc xử lý thông tin từ tiểu não, ngoại thấp,…

Phân biệt chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Như chúng tôi đã đề cập, phần lớn mọi người đều nhầm lẫn giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não do các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn đều khá giống nhau. Tuy nhiên, khác với tình trạng rối loạn tiền đình nêu trên, thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn máu não) là từ dùng để chỉ trường hợp suy giảm lượng máu nuôi não. Vấn đề này có thể gây ra các tình trạng bệnh mãn tính như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch não, các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận,…

Thiếu máu não là một nguy cơ có thể dẫn đến bệnh rối loạn chức năng tiền đình
Thiếu máu não là một nguy cơ có thể dẫn đến bệnh rối loạn chức năng tiền đình

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng rối loạn tiền đình và thiếu máu não xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Các chuyên gia trong lĩnh vực y khoa cũng nhận định rằng thiếu máu não là một nguy cơ có thể dẫn đến bệnh rối loạn chức năng tiền đình.

Những phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Việc điều trị tiền đình hiện nay chủ yếu là phương pháp điều trị nội khoa và tuân thủ sử dụng theo các loại thuốc kê đơn của bác sĩ. Bệnh nhân không được phép tự ý điều trị hoặc sử dụng các loại thuốc mà không được tư vấn và theo dõi kỹ càng. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiền đình cũng được yêu cầu không nên ngồi quá lâu trước máy tính mà cần thường xuyên đứng dậy và vận động để các bộ phận như đầu, cổ gáy được thư giãn.

Đồng thời, bệnh nhân cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Uống đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Bạn có thể tập thói quen này bằng cách để ly nước trên bàn làm việc để nhớ uống thường xuyên, không nên để quá khát mới uống.
  • Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột, chẳng hạn như quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, nếu cảm thấy bản thân có triệu chứng hoa mắt hay chóng mặt thì nên tìm điểm tựa hoặc tìm chỗ ngồi trước khi mất thăng bằng.
  • Tránh sử dụng các chế phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì nó làm ảnh hưởng đến việc làm co thắt mạch máu cung cấp máu đến tai. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, người mắc chứng bệnh này có thể tham khảo một số loại dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. PyLoRa giới thiệu đến mọi người Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe – một bộ sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ có thể giúp bệnh nhân đánh tan nỗi lo về chứng rối loạn tiền đình. Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe bao gồm Hawthorn Extract, Ginkgo Biloba và Serenity Formula, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp, giải tỏa căng thẳng thần kinh và khôi phục hoạt động của dây thần kinh dẫn truyền số 8. Nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình do chuyên viên PyLoRa tư vấn thì sẽ có thể cải thiện sức khỏe trong thời gian sớm nhất.

Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe
Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe

Hy vọng bài viết về phân biệt chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não hôm nay đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có nhu cầu được tư vấn về sản phẩm Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 0909 953 418
Email: info@PyLoRa.com
>> Xem thêm: Hết Rối Loạn Tiền Đình – Phục Hồi Dây Thần Kinh Số 8 Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe Từ Mỹ

Nguồn: PyLoVe.Net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *